BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1.Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di tích gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
Trà Vinh là tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Tỉnh Trà Vinh có nguồn tài nguyên du lịch rất phong phú, đa dạng. Đặc biệt, tỉnh có rất nhiều di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích) cùng với nhiều di sản văn hóa phi vật thể như: tiếng nói, chữ viết; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống… gắn với di tích.
Hiện nay toàn tỉnh có 50 di tích đã được xếp hạng, bao gồm 16 di tích cấp quốc gia (01 di tích danh thắng, 02 di tích khảo cổ, 05 di tích kiến trúc nghệ thuật, 08 di tích lịch sử); 34 di tích cấp tỉnh (02 di tích kiến trúc nghệ thuật, 32 di tích lịch sử); 98 di tích được đưa vào danh mục kiểm kê.
Với số lượng di tích nêu trên, đây vừa là niềm tự hào, đồng thời cũng là trọng trách lớn lao của các cấp, các ngành trong tỉnh nói chung và của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh nhà nói riêng trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di tích. Đặc biệt, trong thời gian qua được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, các ngành trong tỉnh; sự nổ lực của toàn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển Du lịch được xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao nhằm thực hiện mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong thời gian tới. Kết quả việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển Du lịch trên địa bàn tỉnh Trà Vinh thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực đáng ghi nhận:
– Về việc triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước:
Công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích luôn được quan tâm, đã triển khai thực hiện tốt: Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; Thông tư số 09/2011/TT – BVHTTDL ngày 14/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh.
Đặc biệt, trong công tác quản lý nhà nước về di tích, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 21/2020/QĐ – UBND ngày 15/9/2020 của Ủy ban nhân nhân tỉnh Trà Vinh về việc ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, đã góp phần quan trọng, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về di tích.
– Về công tác lập hồ sơ xếp hạng di tích: Luôn được quan tâm, từ nhiều năm nay, quy trình lập hồ sơ xếp hạng di tích trên địa bàn tỉnh đã thực hiện theo đúng hướng dẫn và theo quy định của pháp luật; hàng năm Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo Ban Quản lý di tích lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét ra quyết định xếp hạng từ 3 đến 5 di tích. Tính đến nay toàn tỉnh có 50 di tích đã được xếp hạng, (bao gồm 16 di tích cấp quốc gia, 34 di tích cấp tỉnh). Năm 2021 thực hiện công tác kiểm kê di tích trên địa bàn tỉnh, kết quả có 98 di tích được UBND tỉnh ra quyết định đưa vào danh mục kiểm kê.
– Về công tác trùng tu, tôn tạo di tích: Mặc dù nguồn kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu còn hạn chế, nhưng được lãnh đạo của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh quan tâm trong giai đoạn 2015-2020, toàn tỉnh Trà Vinh có 22 di tích được tu bổ, tôn tạo từ các nguồn vốn khác nhau, với tổng số tiền là 45,35 tỷ đồng, trong đó: vốn ngân sách nhà nước là 38,5 tỷ đồng; Vốn xã hội hóa là 6,85 tỷ đồng.
Các dự án tu bổ, tôn tạo di tích đều được các đơn vị tư vấn thiết kế và thi công có đủ năng lực, kinh nghiệm hành nghề …, đảm bảo việc tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và đảm bảo tốt việc bảo tồn tối đa các cấu kiện, yếu tố gốc của di tích. Các di tích sau khi được tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp đều trở nên vững chảy hơn, đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, phát triển kinh tế – xã hội tỉnh nhà.
Giai đoạn (2021 – 2025) tổng số di tích xuống cấp cần được tu bổ, tôn tạo là 21 di tích, với tổng nguồn vốn đầu tư là 121, 555 tỷ đồng đã được phê duyệt chủ trương đầu tư tại các quyết định: Quyết định số 4070/QĐ-UBND ngày 29/12/2020; Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 11/01/2021; Quyết định số 2410/QĐ-UBND ngày 26/10/2021 và Quyết định số 2412/QĐ-UBND ngày 26/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh.
– Về phát huy các giá trị di tích gắn với phát triển du lịch: Để phát huy tốt giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh Trà Vinh gắn với phát triển du lịch bền vững, thời gian qua đơn vị đã tiến hành thực hiện hoàn thành các bảng chỉ dẫn đường đến các di tích, bảng giới thiệu các di tích nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách khi đến tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu về di tích. Hàng năm, thực hiện trưng bày, triển lãm chuyên đề về Bác trong khuôn viên khu di tích lịch sử đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, đơn vị đã xây dựng và đưa vào vận hành Website: https://banquanlyditichtravinh.vn phục vụ công tác tra cứu thông tin tiện lợi, nhanh chóng và đồng bộ hóa dữ liệu về di tích.
Các di tích hàng năm cũng được quan tâm và tập trung thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, chỉnh trang đảm bảo cảnh quang, vệ sinh môi trường xanh, sạch đẹp tạo môi trường du lịch thân thiện thu hút ngày càng đông du khách đến tham quan, nghiên cứu, học tập. Tiêu biểu có di tích lịch sử Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, di tích danh thắng Ao Bà Om trong những năm gần đây, hàng năm đón tiếp hơn 140.000 lượt khách tham quan; riêng 9 tháng đầu năm 2022 đón tiếp 110.308 lượt khách tăng 150% so cùng kỳ năm trước. Đặc biệt năm 2021 di tích lịch sử đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh được Ủy nhân dân tỉnh Trà Vinh ra quyết định công nhận điểm du lịch cấp tỉnh; năm 2022 được Hiệp hội Du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long công nhận điểm du lịch tiêu biểu Đồng Bằng Sông Cửu Long đây là điểm khởi sắc cho phát triển du lịch của tỉnh nhà góp phần tuyền truyền, quảng bá đến với du khách trong và ngoài nước.
Bên những kết quả đạt được công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích gắn với phát triển du lịch vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đó là: các di tích phần lớn chỉ mới phát huy vai trò là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng cho nhân dân chưa phát huy hết những giá trị tiềm năng vốn có. Đặc biệt, thực hiện chủ trương gắn bảo tồn và phát huy giá trị các di tích với phát triển du lịch còn thiếu tính sáng tạo, chuyên nghiệp cũng như đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu còn thấp; nguồn kinh phí phục vụ trùng tu, tôn tạo di tích từ ngân sách còn hạn hẹp, từ nguồn huy động xã hội hóa chưa nhiều dẫn đến công tác tu bổ, tôn tạo di tích còn nhiều hạn chế trong khi đó tuổi thọ nhiều di tích có từ 100 năm trở lên và một số di tích có tuổi thọ cả 1.000 năm tuổi (chùa Âng, chùa Kompong) đã và đang xuống cấp cần bảo tồn, tôn tạo; việc liên kết giữa các di tích trọng điểm trong tỉnh còn hạn chế; công tác tổ chức, bảo vệ một số di tích chưa chặt chẽ; nguồn nhân lực chuyên môn trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích gắn với phát triển du lịch trong tỉnh còn yếu, thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển hiện nay.
2. Các giải pháp mang tính nguyên tắc và đột phá góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di tích phục vụ phát triển du lịch
Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di tích phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Trà vinh, trong thời gian tới cần thực hiện tốt một số giải pháp như sau:
– Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp về ý nghĩa, giá trị của di tích, góp phần nâng cao nhận thức tạo đồng thuận của các cấp, các ngành và nhân dân trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị của di tích gắn với phát triển du lịch.
– Hàng năm ngoài ngân sách trung ương, tỉnh, các địa phương nơi có di tích cần bố trí thêm kinh phí cũng như tăng cường công tác huy động các nguồn vốn trong xã hội phục vụ cho công tác tu bổ, chống xuống cấp di tích.
– Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức và lao động thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị di tích, đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo hướng dẫn viên chuyên nghiệp không chỉ về chuyên môn, nghiệp vụ mà cả về văn hóa, nghệ thuật, kỹ năng ứng xử và vốn ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu khách tham quan tại các di tích.
– Đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích của tỉnh. Đặc biệt là công nghệ số trong lĩnh vực di tích, phát triển du lịch thông minh đưa các nội dung quảng bá giá trị các di tích lên nền tảng công nghệ, qua đó giúp lan tỏa và phát huy giá trị di tích đưa di tích đến gần hơn với công chúng.
– Quan tâm xây dựng được các sản phẩm đặc trưng của địa phương, đi đôi với việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại các di tích, điểm du lịch theo hướng hiện đại./.
BAN QUẢN LÝ DI TÍCH
Di tích Đình miếu Cồn Trứng
Danh mục di tích dự kiến đề nghị xếp hạng cấp quốc gia
Danh mục di tích dự kiến đề nghị xếp hạng cấp tỉnh
Di tích Đình Long Đức (Thành Hoàng Miếu)
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH DÂNG HƯƠNG TƯỞNG NIỆM BÁC HỒ DỊP LỄ 2/9
TRÀ VINH PHÁT ĐỘNG TRỒNG “VƯỜN BƯỞI NHỚ ƠN BÁC”
ĐẢNG ỦY SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH CHÀO CỜ BÁO CÔNG DÂNG BÁC
THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ SỰ CỐ, TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC TẠI DI TÍCH DANH THẮNG QUỐC GIA AO BÀ OM
LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH VÀ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ CẤP TỈNH CHÙA GIÁC NGỘ
BAN QUẢN LÝ DI TÍCH TỈNH TRÀ VINH
Địa chỉ: ấp Vĩnh Hội, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
Email: banquanlyditichtravinh@gmail.com
ditichtravinh@gmail.com
Điện thoại: (0294) 3.855 369
Website: https://banquanlyditichtravinh.vn