Ban Quản lý Di tích tỉnh Trà Vinh tổ chức lại các phòng trực thuộc
theo Nghị định 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ
Thực hiện Nghị định 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; Công văn số 1559/SNV- TCBCTCPCP ngày 26/11/2020 của Sở Nội vụ tỉnh Trà Vinh về việc rà soát sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ; Công văn số 97/SVHTTDL-VP ngày 03/02/2021 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh về việc rà soát, sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ.
Ban Quản lý di tích tỉnh Trà Vinh đã xây dựng hoàn thành Phương án tổ chức lại Ban Quản lý di tích trên cơ sở sáp nhập các phòng, ban thuộc đơn vị và được phê duyệt tại Công văn số 257/SVHTTDL-VP ngày 31/3/2021 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh về việc Phê duyệt Phương án sắp xếp cơ cấu tổ chức thuộc Ban Quản lý di tích.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh cũng đã ban hành Quyết định số 98/QĐ-SVHTTDL ngày 31/3/2021 về việc sửa đổi khoản 2 Điều 4 Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý di tích tỉnh Trà Vinh; Quyết định số 127/QĐ-SVHTTDL ngày 13/4/2021 về việc thành lập các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Ban Quản lý di tích tỉnh Trà Vinh. Theo đó, cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý di tích tỉnh Trà Vinh sau khi sắp xếp từ 3 phòng còn 2 phòng (giảm 01 phòng) gồm Phòng Hành chính – Tổng hợp và Phòng Nghiệp vụ.
Ban Quản lý di tích cũng đã ban hành Quyết định số 56/QĐ-BQLDT ngày 16/4/2021 của Trưởng ban Quản lý di tích về việc thành lập phòng và quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Phòng Hành chính – Tổng hợp và Quyết định số 57/QĐ-BQLDT ngày 16/4/2021 Trưởng ban Quản lý di tích về việc thành lập phòng và quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Phòng Nghiệp vụ. Theo đó, các phòng chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc Ban Quản lý di tích có chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và biên chế như sau:
I. Phòng Hành chính Tổng hợp
1. Chức năng
Phòng Hành chính Tổng hợp là phòng chuyên môn thuộc Ban Quản lý di tích, có chức năng thực hiện công tác tổng hợp về tài chính, kế hoạch; tổ chức, pháp chế; thi đua – khen thưởng; công tác văn thư – lưu trữ; Quản lý, khai thác, bảo tồn và phát huy giá trị của Khu di tích lịch sử đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh; Kiểm tra, đôn đốc các phòng chuyên môn thuộc Ban Quản lý di tích trong việc thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế hoạt động của đơn vị.
2. Nhiệm vụ
– Xây dựng, lập dự toán thu, chi ngân sách hàng năm, dài hạn và tổng hợp các chứng từ thanh toán, quyết toán, lưu trữ, báo cáo tình hình tài chính, công khai tài chính của Ban Quản lý di tích đúng quy định; hướng dẫn các thủ tục tài chính cho các phòng chuyên môn trực thuộc Ban Quản lý di tích;
– Tham mưu cho Trưởng Ban Quản lý di tích trong công tác tổ chức, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng, kỹ luật, các chế độ chính sách đối với viên chức và người lao động. Quản lý, cập nhật, bổ sung đầy đủ hồ sơ, lý lịch và sổ Bảo hiểm xã hội của viên chức và người lao động trong đơn vị;
– Xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác ngắn hạn, dài hạn và tổng hợp các báo cáo định kỳ, đột suất của Ban Quản lý di tích theo quy định của cơ quan chủ quản;
– Chuẩn bị nội dung các cuộc họp, Hội nghị viên chức hàng năm; thư ký các cuộc họp, làm việc của lãnh đạo Ban Quản lý di tích;
– Tham mưu soạn thảo, ban hành các văn bản của Ban Quản lý di tích như: Quyết định, công văn, tờ trình, kế hoạch, thông báo, giấy giới thiệu, giấy đi đường…..bổ sung, điều chỉnh quy chế làm việc, quy chế về công tác văn thư, lưu trữ… (khi cần thiết). Thừa lệnh Trưởng ban ký một số văn bản của đơn vị theo ủy quyền của Trưởng ban Quản lý di tích;
– Theo dõi, quản lý, vào sổ công văn đến để trình Trưởng ban Quản lý di tích, chuyển công văn đến các phòng và các cá nhân để thực hiện; theo dõi và báo cáo lãnh đạo Ban Quản lý di tích tiến độ xử lý văn bản và công việc của các phòng chuyên môn;
– Kiểm tra thể thức, tính hợp pháp của công văn đi; ký tắc văn bản trước khi trình duyệt, ký, nhân bản đúng số lượng, vào sổ theo dõi và phát hành công văn đi;
– Thực hiện công tác lưu trữ chính xác, khoa học, đầy đủ công văn đi, đến; định kỳ đóng thành tập, đưa vào lưu trữ, cất giữ và phục vụ kịp thời, chính xác cho việc tra cứu tài liệu khi cần;
– Bảo quản, sử dụng con dấu của đơn vị và các công văn, giấy tờ theo đúng quy định, đảm bảo nguyên tắc chế độ bảo mật của Nhà nước;
– Làm công tác thông tin, liên lạc từ lãnh đạo Ban Quản lý di tích đến các phòng chuyên môn, cá nhân và ngược lại; công tác thông tin liên lạc giữa Ban Quản lý di tích và các cơ quan, đơn vị bên ngoài có liên quan;
– Quản lý, theo dõi việc sử dụng hệ thống quản lý hành chính điện tử I-Office. Quản lý tài sản của Phòng, tài sản các phòng làm việc của Trưởng ban, Phó trưởng ban Quản lý di tích, phòng Hội trường và các trang thiết bị khác do Phòng quản lý.
– Tham mưu, đề xuất giải pháp quản lý, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích lịch sử đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh;
– Thực hiện công tác quản lý, tổ chức phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đến viếng, tưởng niệm, sinh hoạt chính trị, văn hóa, tham quan, giao lưu, tìm hiểu, học tập về lịch sử di tích; Giới thiệu, hướng dẫn khách tham quan di tích đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
– Phối hợp với lực lượng công an, chính quyền địa phương tổ chức gìn giữ an ninh, trật tự, phòng chống cháy, nỗ; các công trình kiến trúc, tài liệu, hiện vật trưng bày tại Khu di tích lịch sử đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh;
– Theo dõi, quản lý việc chăm sóc cây kiểng; thực hiện đảm bảo công tác vệ sinh môi trường Khu di tích;
– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban Quản lý di tích phân công.
3. Cơ cấu tổ chức và biên chế
3.1. Cơ cấu tổ chức
– 01 Trưởng phòng;
– 01 Phó Trưởng phòng;
– 01 Kế toán;
– 01 Nghiên cứu -Tổng hợp, Thủ quỹ, Văn thư- Lưu trữ
– 03 Thuyết minh;
– 04 lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP
3.2. Biên chế
– Số lượng người làm việc: 07 biên chế
– Lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP: 04 lao động (02 nhân viên bảo vệ, 02 nhân viên phục vụ)
II. PHÒNG NGHIỆP VỤ
1. Chức năng
Phòng Nghiệp vụ là phòng chuyên môn thuộc Ban Quản lý di tích, có chức năng tham mưu giúp lãnh đạo Ban Quản lý di tích thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học về di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; quản lý, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ
– Nghiên cứu, kiểm kê, phân loại các công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, các di chỉ khảo cổ học; tiến hành sưu tầm tư liệu, lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích trên địa bàn tỉnh theo quy định; lưu trữ dữ liệu, bảo quản hồ sơ di tích đã được xếp hạng;
– Sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, tư liệu, tài liệu, hiện vật thuộc di tích được giao trực tiếp quản lý;
– Xây dựng kế hoạch và tổ chức công tác trưng bày, chỉnh lý trưng bày tại các điểm di tích được xếp hạng;
– Nghiên cứu biên soạn, in ấn, phát hành tài liệu, sách phục vụ nghiên cứu, giới thiệu các di tích đã được xếp hạng, thực hiện quảng bá trên website và các phương tiện thông tin đại chúng; thuyết minh, hướng dẫn tham quan tại các di tích;
– Hướng dẫn nghiệp vụ về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị cho các di tích trong tỉnh; hướng dẫn tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di tích, lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích, nhân vật lịch sử ở địa phương; phát huy giá trị di tích thông qua kết hợp tham quan, nghiên cứu và du lịch tâm linh tại các điểm di tích trên địa bàn tỉnh;
– Thực hiện việc cắm mốc giới khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích; thường xuyên kiểm tra, thống kê các di tích đã được xếp hạng bị xuống cấp, bị xâm hại để tham mưu cho Trưởng Ban Quản lý di tích kịp thời báo cáo Ban Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có phương án, kế hoạch, quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra các hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trên địa bàn tỉnh;
– Tham mưu đề xuất các giải pháp thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư tu bổ, bảo tồn di tích theo đúng quy định của pháp luật;
– Tư vấn về chuyên môn trong đầu tư xây dựng, bảo quản, tu bổ, phục hồi các công trình liên quan trực tiếp đến di tích gốc; công trình xây dựng mới nằm trong các khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích và vùng phụ cận nhưng có khả năng ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường của di tích;
– Quản lý toàn diện các khu di tích được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao cho đơn vị quản lý như: di tích Ao Bà Om, di tích Lưu Cừ II, di tích lịch sử bến tiếp nhận vũ khí Cồn Tàu, di tích Căn cứ Tỉnh Ủy Trà Vinh;
– Chịu trách nhiệm Quản lý các tài sản, trang thiết bị phục vụ công tác của phòng và tài sản, trang thiết bị thuộc lĩnh vực phụ trách;
– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban Quản lý Di tích phân công.
3. Cơ cấu tổ chức và biên chế
3.1. Cơ cấu tổ chức
– 01 Trưởng phòng;
– 01 Phó Trưởng phòng;
– 05 viên chức;
– 06 lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ.
3.2. Biên chế
– Số lượng người làm việc: 07 biên chế
– Lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP: 06 lao động (05 nhân viên bảo vệ, 01 nhân viên phục vụ
Sắp tới đơn vị sẻ tiếp tục thực hiện việc sắp xếp, bố trí viên chức theo chức danh nghề nghiệp, mã số ngạch, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, vị trí việc làm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và theo đúng quy định của pháp luật.
Di tích Đình miếu Cồn Trứng
Danh mục di tích dự kiến đề nghị xếp hạng cấp quốc gia
Danh mục di tích dự kiến đề nghị xếp hạng cấp tỉnh
Di tích Đình Long Đức (Thành Hoàng Miếu)
ĐỀN THỜ BÁC – DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ CẤP QUỐC GIA
HỘI THẢO HỒ SƠ KHOA HỌC DI TÍCH CHÙA BHIRAMYARÀJA (CHÙA PHI RÙM SÓC)
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH DÂNG HƯƠNG TƯỞNG NIỆM BÁC HỒ DỊP LỄ 2/9
BAN QUẢN LÝ DI TÍCH TỈNH TRÀ VINH
Địa chỉ: ấp Vĩnh Hội, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
Email: banquanlyditichtravinh@gmail.com
ditichtravinh@gmail.com
Điện thoại: (0294) 3.855 369
Website: https://banquanlyditichtravinh.vn