Số quyết định: Số 948/QĐ-UBND ngày 13/6/2014
Địa chỉ công nhận: Ấp 13, xã Long Hữu, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
Loại hình di tích: Lịch sử
Di tích đình Hội Hữu tọa lạc cách thị xã Duyên Hải khoảng 12km, cách thành phố Trà Vinh khoảng 41km thuộc ấp 13, xã Long Hữu, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
Ngôi đình được những cư dân đến đây khai hoang, lập nghiệp tạo dựng vào thập niên 20 – 30 thế kỷ XIX. Khi mới tạo dựng, ngôi đình đơn sơ bằng tre lá thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh. Sau đó đình phối tự thêm nhân thần Nguyễn Văn Thành, một nhân vật lịch sử đã đứng lên chống thực dân Pháp và đã anh dũng ngã xuống trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến.
Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp bà con Đình Hội Hữu đã hưởng ứng mạnh mẽ các phong trào khởi nghĩa vũ trang do các sĩ phu yêu nước lãnh đạo như phong trào của Trần Văn Đề, Đoàn Công Bửu – Nguyễn Xuân Phụng…
Những năm 1930 – 1940, sự ra đời hoạt động của các tổ chức Đảng Cộng sản đã tác động sâu sắc đến nhận thức chính trị của nhân dân. Các phong trào đấu tranh đòi dân cày có ruộng, đòi giảm tô, giảm tức, bỏ công lễ, chia ruộng đất cho người nghèo… được bà con đình Hội Hữu hưởng ứng tích cực.
Tháng 3/1945, Chi bộ Đảng xã Long Hữu ra đời với 3 đảng viên là ông Trần Văn Tiệp, Phạm Văn Thắng, Phạm Văn Phán cũng là người trong Ban Hương chức đình. Khi tổ chức Thanh niên Tiền phong ở địa phương thành lập, đình Hội Hữu được sử dụng làm hội quán để tập hợp lực lượng, tổ chức dạy võ cho các thanh niên. Những người trong ban hội đình tham gia Thanh niên Tiền phong có ông Phạm Văn Phán, Nguyễn Văn Do, Nguyễn Văn Hiếu, Dương Văn Kỉnh.
Trong 9 năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp, đình Hội Hữu không chỉ là nơi hội họp bàn bạc kế hoạch, nơi chứa lúa lạc quyên dưới danh nghĩa “lúa từ” để cấp cho lực lượng cách mạng. Nhiều người con của hội đình đã tham gia kháng chiến tiêu biểu như: ông Trần Văn Tiệp, Phạm Văn Thắng, Phạm Văn Phán, Bùi Văn Chín, Nguyễn Văn Tiết, Phạm Công, Phan Văn Miễng, Nguyễn Thanh Liêm…
Bước sang giai đoạn chống Mỹ, đồng chí Nguyễn Văn Tiết – Bí thư Chi bộ xã cho đào một hầm bí mật dưới bàn thờ thần để cất giấu vũ khí và là nơi trú ẩn hoạt động cho c
án bộ. Giai đoạn 1954 – 1959, địch tăng cường bắt bớ, giam cầm nhiều cán bộ, tuy nhiên, bà con và ban hội đình chấp nhận hy sinh để che chở cán bộ cách mạng, tiêu biểu như gia đình ông Trần Minh Châu, Trần Văn Hơn… Đặc biệt, giai đoạn này trong khuôn viên đình hàng chục hầm bí mật.
Giữa năm 1962, phát huy thắng lợi của việc dùng bè đánh cầu giao thông, xã Long Hữu đã huy động nhân dân đóng góp công sức, gỗ ván, đình Hội Hữu đã hiến hàng chục cây dầu cổ thụ xả ván kết bè để đánh cầu Bến Giá.
Năm 1965, Ban hội đình nòng cốt là ông Phạm Văn Tòng, Trần Văn Ninh đã sử dụng nhà võ ca, nhà khách của đình làm trường dạy học cho con em trong vùng.
Giai đoạn “chiến tranh cục bộ”, với quyết tâm “bám đất giữ làng” trong khuôn viên đình các hầm bí mật được củng cố và đào thêm để cán bộ ẩn tránh. Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của đồng chí Phạm Công trong hai năm 1967 – 1968, với sự đóng góp của đình Hội Hữu, quân dân Long Hữu đã lập nên kỳ tích phi thường, bứt rút cụm tề xã Bến Giá bằng con đường địa đạo do thanh niên nam nữ trong xã đã đào xuyên động cát từ vành đai bao vây chọc thẳng vào đồn. Ngoài số ván của nhân dân trong xã đóng góp, ông Phạm Văn Hải (Tư Hải) cho tháo vách ngôi đình và cắt cây xả ván đóng góp cho việc làm địa đạo.
Chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, Huyện ủy bàn bạc với hội đình xin tre đóng giường và lập trạm Quân y dã chiến tại đình. Năm 1969 trong một đợt máy bay ném bom của địch ngôi đình bị trúng sụp đổ. Sau đó bà con sửa chữa lại để cúng bái cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Ngày 13/6/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Quyết định số 948/QĐ-UBND xếp hạng đình Hội Hữu là di tích cấp tỉnh thuộc loại hình di tích lịch sử.
Di tích Đình miếu Cồn Trứng
Danh mục di tích dự kiến đề nghị xếp hạng cấp quốc gia
Danh mục di tích dự kiến đề nghị xếp hạng cấp tỉnh
Di tích Đình Long Đức (Thành Hoàng Miếu)
ĐỀN THỜ BÁC – DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ CẤP QUỐC GIA
HỘI THẢO HỒ SƠ KHOA HỌC DI TÍCH CHÙA BHIRAMYARÀJA (CHÙA PHI RÙM SÓC)
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH DÂNG HƯƠNG TƯỞNG NIỆM BÁC HỒ DỊP LỄ 2/9
BAN QUẢN LÝ DI TÍCH TỈNH TRÀ VINH
Địa chỉ: ấp Vĩnh Hội, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
Email: banquanlyditichtravinh@gmail.com
ditichtravinh@gmail.com
Điện thoại: (0294) 3.855 369
Website: https://banquanlyditichtravinh.vn